Sức khỏe plus
Cửa hàngGiỏ hàng
Hộp hơ điếu ngải cứu bằng trúc (3 lỗ)-0
Hộp hơ điếu ngải cứu bằng trúc (3 lỗ)-1
Hộp hơ điếu ngải cứu bằng trúc (3 lỗ)-2
1 / 3

Hộp hơ điếu ngải cứu bằng trúc (3 lỗ)

Chọn màu sắc sản phẩm

Màu: Đỏ

Thông tin sản phẩm

Hộp hơ điếu ngải cứu bằng trúc, có 3 lỗ đốt nóng điếu ngải. Cùng lúc truyền nhiệt vào huyệt vị trên cơ thể, điều trị nhanh chóng, thuận tiện cho bác sỹ.

Ưu điểm khi sử dụng Hộp hơ điếu ngải cứu bằng trúc 3 lỗ

+ Chất liệu hộp: Trúc thiên nhiên 100%.
+ Sạch, đẹp, dễ sử dụng.
+ Thích hợp với mọi loại ngải.
+ Lưới chống bỏng không cho tàn thuốc rơi vào bệnh nhân.

– Hộp hơ ngải cứu giúp thầy thuốc tiết kiệm công sức ngồi cẩm điếu ngải hơ cho bệnh nhân.
– Cùng một lúc có thể hơ ngải cho nhiều bệnh nhân, tăng diện tích điều trị.
– Bệnh nhân có thể tự sử dụng ở nhà dễ dàng, không mỏi tay.
– Sử dụng thuận tiện, an toàn, độ bền cao.

 

Tham khảo thêm sản phẩm:

 


Tham khảo thêm về “Cứu”

– Chữa bệnh không dùng thuốc: Nguồn: SKĐS   –  Tác giả: BS.CKII. HUỲNH TẤN V

Tóm tắt:

Cụm từ “châm cứu” là từ ghép gồm “châm” và “cứu”. “Cứu” đôi khi còn tốt hơn phương pháp châm bằng kim.
Cứu (phương pháp đốt cứu = đốt ngải cứu) là cách dẫn truyền sức nóng vào các huyệt đạo hoặc các vùng nhất định của cơ thể con người.

Vật liệu sử dụng chủ yếu là bột ngải cứu được nén ép thành dạng điếu (điếu ngải cứu) hoặc các viên hình chóp hoặc hình trụ (mồi ngải cứu).

(bột ngải cứu có thể pha thêm một số dược liệu khác như xạ hương, quế…)

Tác dụng của Phương pháp đốt cứu?

Điếu ngải sau khi được đốt cháy sẽ dùng hơ ấm lên cơ thể tại các huyệt đạo giúp tạo cảm giác thoải mái, hiệu quả trong điều trị. Bột ngải được đốt cháy sẽ tỏa ra mùi thơm đặc trưng.

Sức nóng: sử dụng sức nóng (nhiệt trị liệu). Hơi nóng sẽ gia tăng gấp bội nếu tác động tại một điểm chính xác rất nhỏ của cơ thể là huyệt đạo. Phương pháp này có đặc tính trị bệnh, làm dịu đau đối với nhiều chứng bệnh khác nhau..

Y học cổ truyền coi trọng cả hai phương pháp “châm” và “cứu”

“Châm” thường sử dụng trong điều trị bệnh thuộc thực (mới bị bệnh), bệnh thuộc nhiệt (nóng);
“Cứu” thường sử dụng trong bệnh lý thuộc hư (bệnh đã lâu), bệnh thuộc hàn (lạnh).
Với thuyết âm dương, nếu gọi châm là dương thì cứu là âm, cho nên cứu chiếm một nửa trong việc trị bệnh.

Từ xa xưa, việc đốt cứu đã phát triển mạnh tại các nước châu Á như: Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn quốc. 

Các cách cứu bằng điếu ngải:

Cứu điếu ngải để yên (cứu ấm): đốt đầu điếu ngải, hơ trên huyệt, cách da độ 2cm. Khi người bệnh thấy nóng thì cách xa dần đến mức thấy ấm. Khi vùng da được cứu hồng lên (thường 1 – 3 phút cho 1 huyệt và khoảng 15 -20 phút cho 1 lần điều trị). Khi cứu, bác sỹ nên đặt ngón tay út lên da làm điểm tựa để giữ khoảng cách đầu điếu ngải với da. (dùng cho mọi chỉ định của cứu).

Cứu xoay tròn: đặt diếu ngải cách da 2cm khoảng đủ thấy nóng ấm, rồi từ từ di chuyển đầu điếu ngải theo vòng tròn, từ hẹp tới rộng. Khi người bệnh cảm thấy nóng đều vùng cần cứu là được. Thời gian khoảng 20 phút/ lần. (thường dùng chữa các bệnh ngoài da).

Cứu điếu ngải lên xuống (cứu mổ cò): đưa đầu điếu ngải lại gần sát da (ở mức người bệnh có cảm giác nóng rát) rồi lại kéo điếu ngải xa ra, thực hiện nhiều lần. Thời gian khoảng 1-3 phút / huyệt và 20 phút / lần điều trị. (thường dùng cho chứng thực và trong chữa bệnh cho trẻ em).

Một số trường hợp không nên cứu:

– Không cứu lúc bệnh nhân sốt cao.

– Cẩn trọng với vùng mặt (vì có thể gây sẹo do phỏng), vùng bụng dưới hoặc tại vùng xương chậu của phụ nữ đang thai nghén. Một số huyệt đạo không nên sử dụng phương pháp này vì gần động mạch quan trọng, huyệt gần mắt, vùng dễ để lại sẹo do vùng da thường co giãn như kheo chân, khuỷu tay…

Tóm lại: Châm giải quyết các bệnh cấp tính, mới mắc, bệnh về nhiệt. Cứu thiên về bệnh lý đã lâu (hư), thiên về bệnh lý hàn (lạnh) hiệu.

Một số bệnh lý cứu rất hiệu quả
– Đau cột sống: Đốc du, A thị huyệt…
– Suy nhược thần kinh: Bách hội, Nội quan, Túc tam lý, Thần môn, Tâm du…
– Nấc cụt: Cách du, Nội quan…

Nguồn: SKĐS   –  Tác giả: BS.CKII. HUỲNH TẤN V

– Chữa bệnh không dùng thuốc:

Thông số kĩ thuật

    Zalo